Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Trạm quan trắc khí thải online ống khói

Thực hiện Trạm quan trắc khí thải online ống khói lò hơi theo thông tư 31/BTNMT ngày 14–11–2016 và QCVN 51-2013, thông tư 24/2017/TT-BTNMT với các nội dung cụ thể:

       1.2 Các mô hình cài đặt, truyền và tiếp nhận dữ liệu:


Trạm quan trắc khí thải online ống khói



   H.1  Mô hình quan trắc khí thải ống khói tham khảo

Màn hình hiển thị trạm quan trắc khí thải online


H.2 Màn hình hiển thị dữ liệu tại trạm giám sát Trung Tâm tham khảo




>>> Xem thêm https://xulykhithaidaithanh.com/he-thong-xu-ly-khi-thai.html

        1.2  Thông số kỹ thuật các thiết bị trong hệ thống quan trắc khí thải:


        a. Thiết bị đo lưu lượng:
Nguyên lý: đo độ chênh áp để tính vận tốc dòng chảy

Hiển thị giá trị đo và giãn đồ dạng thanh

Thiết bị phù hợp: EN 14181, TUV approved. No. 936/21200495/A

Các thông số hiển thị: m/s, mbar, m3/h và oC

Thang đo: 3 – 30 m/s

Khoảng chênh áp: 0 – 10 mbar

Khoảng lưu lượng: 0 – 1000000 m3/h

Khoảng nhiệt độ: 0 – 300oC

Nhiệt độ khí: max 280oC (có thể tùy chọn nhiệt độ cao hơn)

Nhiệt độ môi trường: -20 … +50oC

Chênh lệch điểm sương: min +5K

Ngõ ra: 2×4-20mA

các tín hiệu kỹ thuật số: error, giới hạn ½

>> Tham khảo https://xulykhithaidaithanh.com/he-thong-xu-ly-bui-cong-nghiep-la-gi.html

b. Thiết bị đo bụi/ opacity


Công nghệ: Quang học, phù hợp tiêu chuẩn TUV

Chức năng tự động kiểm tra Zero và Span

Nguồn đèn: LED đã điều biến (quang phổ màu xanh lá cây)

Thang đo:     Opacity:  0-10% đến 0-100%

 Bụi: <10 – 1000mg/m3

Đường kính ống khói: 1 – 15m

Thông số sensor truyền và nhận:

Vỏ nhôm phủ epoxy và SS316

Cáp 10m (max 100m)

Nhiệt độ làm việc: -20 – +50oC

Nhiệt độ khí tối đa: 250oC

c. Thiết bị phân tích khí:


Phương pháp đo: Điện – Hóa .

Là một thiết bị phân tích độc lập, hoạt động tự động

Sử dụng công nghệ cảm biến mới nhất từ các cảm biến điện hóa học lên đến NDIR

Phạm vi đo và nguyên lý như sau:

SO2: phạm vi đo 0~1000 mg/Nm3.

CO: Phạm vi đo 0~1000 mg/Nm3.

NOx: Phạm vi đo 0~1000 mg/Nm3.

Độ lặp lại giá trị đo: 0,5% dải đo, (với dải lựa chọn)

Độ trôi điểm không: ± 1,0% toàn dải (Với nhiệt độ xung quanh ít biến đổi dao động trong 50C với dải lựa chọn)

Độ trôi/dịch chuyển điểm span: +/-2% toàn dải /1 tuần (Với nhiệt độ xung quanh ít biến đổi dao động trong 5oC)

Màn hình hiển thị: LCD

Nhiệt độ làm việc: -10 … +50oC

d. Hệ thống thu nhận dữ liệu:


Hệ thống an toàn UPS

Máy tính công nghiệp:

Thu nhận dữ liệu, lưu trữ, quản lý dữ liệu

Phần mềm quản lý

Báo cáo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.

Hiển thị dữ liệu, đồ thị thời gian thực…

Cảnh báo vượt ngưỡng qua email (kết nối internet) hoặc SMS (cần modem 3G/GPRS)

Cung cấp bao gồm máy tính công nghiệp Core i3 trở lên, 2USB, VGA, Audio, CF+PCIe mini-card Socket, và 2.5″ SATA SSD 60GB
Intel, 16 analog, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu SQL, hoặc tương đương

>>> Xem thêm https://xulykhithaidaithanh.com/xu-ly-khi-thai-lo-hoi

Ví dụ cấu trúc sau:



Cấu trúc quản lý trạm quan trắc khí thải


Tính năng phần mềm quản lý:

Cho phép người dùng xem, phân tích, lập báo cáo và phân loại các dữ liệu chất lượng môi trường

Hiển thị dạng bảng: Hiển thị dữ liệu hiện tại cho 1 hoặc nhiều trạm

Có khả năng quản lý rất nhiều trạm

Xuất dữ liệu báo cáo và phân tích

Báo cáo dữ liệu trạm-bảng tiêu chuẩn và báo cáo giản đồ cho giá trị trạm. Ngày, tuần, tháng và người dùng thiết lập(chu kỳ)

Đa trạm-Tương tự trong chức năng “báo cáo dữ liệu trạm”, thiết kế cho trường hợp nhiều hơn 01 trạm. Hỗ trợ đa thông số.

Nhóm-Báo cáo phản ánh nhóm người dùng thiết lập liên quan tới 1 hoặc nhiều trạm

Chu kỳ phân tích theo ngày, tuần, tháng hoặc năm

Các kiểu trung bình: giá trị trung bình, trung bình hiện thời, trung bình kế tiếp, cực đại, cực tiểu

Thời gian lấy dữ liệu trung bình: 1 phút, 5 phút, 6 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1h, 3h, 6h, 8h, 12h hoặc 24h

Đầu ra: để hiển thị và in hoặc file XlS, WMF, JPG hoặc dạng BMP

Phần mềm quản lý có chức năng website: Sở Tài Nguyên Môi Trường có thể truy cập qua mạng Internet để xem dữ liệu/báo cáo online, cũng như tải dữ liệu dưới sự cho phép của công ty (option).

Ngoài ra còn các lựa chọn (option) như: Công bố thông tin  trên website, ứng dụng chạy trên điện thoại thông minh/máy tính bảng. công ty xử lý môi trường https://xulykhithaidaithanh.com/

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Quy trình xử lý khí thải lò hơi

Lò hơi là thiết bị quan trọng trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện nay. Nó là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghiệp qua môi chất dẫn nhiệt là hơi nước. Lò hơi có thể được gia nhiệt từ nhiều nguồn nhiệt khác nhau, Có ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu F.O. Vì thế, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng mà khí thải từ lò hơi cũng có tính chất khác nhau. Dựa vào tính chất của từng loại khí thải mà ta áp dụng các phương pháp xử lý khí thải lò hơi  cho hợp lí.


KHí THẢI LÒ HƠI ĐỐT CỦI


Khí thải ra từ ống khói của lò hơi đốt củi có nhiệt độ giao động khoảng từ 120o ~ 1500oC, phụ thuộc vào cấu tạo của lò.
Thành phần khí thải ra bao gồm các sản phẩm cháy của củi như tro bụi, khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, và lượng ô xy dư trong quá trình đốt cháy. Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng VT20 = 4,23 m3/kg, tức là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 200oC.

>>> Xem thêm hệ thống xử lý bụi

Tro bụi có trong khí thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tớ 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.



KHí THẢI LÒ HƠI ĐỐT THAN ĐÁ


Khí thải từ lò hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hoá chất có trong than kết hợp với ôxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh có trong than ≅ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải ở lò đốt than này phụ thuộc vào mỗi loại than khi đốt. Bụi trong khói thải lò hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau, từ vài micrômét tới vài trăm micrômét.

KHí THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU F.O


Trong khí thải của lò hơi đốt dầu F.O người ta thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SO3 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng. Lượng khí thải khi đốt dầu F.O thường rất ít thay đổi. Lượng không khí cần cấp để đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg,

Lượng khí thải sinh ra sau khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ KHí THẢI LÒ HƠI:


Khí thải được sinh ra từ lò hơi có nhiệt độ rất cao được sục vào bể tản nhiệt kín chứa nước lạnh để giảm nhiệt độ. Dòng khí mang theo nhiệt độ cao làm cho nước trong bể nóng lên. Nước nóng trong bể tản nhiệt đi theo ống dẫn sẽ được lưu thông với bể làm mát. Máy thổi khí cung cấp khí tươi cho hệ thống đường ống sục khí dưới đáy của bể làm mát, chính nhờ quá trình này mà nước trong bể được làm mát và tuần hoàn trở lại bể tản nhiệt theo dòng đối lưu.

>>> Tham khảo thêm bài viết xử lý khí thải công nghiệp

Nhiệt độ dòng khí thải tại bể tản nhiệt được giảm xuống rất nhanh, dòng khí này đi lên từ đáy bể sẽ theo đường ống dẫn khí đi đến tháp giải nhiệt. Tại đây được bố trí hệ thống giàn phun mưa cùng với hai lớp vật liệu lọc với các vách ngăn tràn. Dung dịch hấp phụ được bơm từ bể chứa dung dịch theo ống dẫn đến giàn phun mưa. Nhờ sự phân bố đều dung dịch trên toàn bộ tiết diện ngang của 2 lớp vật liệu lọc đã làm cho khả năng tiếp xúc giữa dòng khí và dung dịch tăng cao.

Khí SO2 sẽ tác dụng với dung dịch hấp phụ theo phương trình phản ứng:

SO2 + H2O > H2SO3

H2SO3 + Ca(OH)2 > CaSO3.2H2O

SO3.2H2O + 1/2O2 > CaSO4.2H2O

Các chất rắn CaSOx được lắng nhờ hệ thống lắng ly tâm được đặt trong bể chứa dung dịch. Cặn lắng được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý, dung dịch hấp phụ được bơm tuần hoàn trở lại tháp.

Khí SO2 chuyển động với vận tốc cao 5,5 – 6 m/s để hòa trộn với chất lỏng có thể mang theo các hạt sương. Màng tách nước được đặt ở tầng trên cùng của tháp có chức năng giữ lại các hạt sương bị mang theo cùng dòng khí đi lên. Ngoài ra màng này cũng có nhiệm vụ hấp phụ lượng khí thải còn sót lại ở 2 lớp vật liệu lọc bên dưới.

Bài viết liên quan

https://docs.google.com/document/d/1upuC4pEPfBglzVuKUDyos3KO-vJWMjZVQo3wU22MAfw/edit

https://xulymoitruong.home.blog/2019/10/02/giai-phap-ngan-o-nhiem-khong-khi/

https://linkhay.com/link/3093142/nguyen-nhan-gay-o-nhiem-moi-truong-khong-khi

https://sites.google.com/site/moitruongxanhtt/bien-phap-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong-khong-khi

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí đang đang trở thành vấn đề nghiệm trọng và khó khắc phục hiện nay. Đây là vấn đề nan giải, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết. Dưới đây là một số thông tin về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.


1. Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí


Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

>>> Xem thêm sản phẩm xử lý môi trường

2. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí


Ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Giao thông cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Cụ thể như sau:

Ô nhiễm không khí tự nhiên


Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng

Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.

Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí

Ô nhiễm không khí do con người


Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và bức thiết hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:

Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng

Bài viết liên quan xử lý khí thải lò hơi 

Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.



Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.

3. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí - xử lý khí thải công nghiệp 


Ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng nghiêm trọng

Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể.

Biện pháp kỹ thuật:

Thay thế những loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Biện pháp quy hoạch:

Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi

Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

Trên đây nguyên nhân và một số giải pháp ngăn chặn ô nhiễm môi trường không khí. Bài viết hi vọng đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc.